Nhãn:

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VẨY CÁ

Bệnh vẩy cá thường gặp với đặc trưng là da khô, các mảng góc cạnh, cứng gây ngứa xuất hiện ở thân người. Bệnh thường gặp ở trẻ em hơn, thường tái phát và mùa đông gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Điều trị bệnh vẩy cá cần mất nhiều thời gian, kiên trì. Người bệnh có thể sử dụng thuốc đông y, tây y hoặc kết hợp cả 2 phương pháp để điều trị hiệu quả căn bệnh.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VẨY CÁ


Điều trị bệnh vẩy cá bằng Tây y


Đối với các bệnh ngoài da dùng thuốc Tây y để chữa trị nhằm mục đích loại bỏ các triệu chứng da khô bong tróc và ngăn chặn tình trạng bệnh. Các loại thuốc được dùng phổ biến là những chế phẩm có chứa corticoid như: eumovate, lacticare HC, fucidin H…; mỡ salicylic 3%; thuốc vitamin tổng hợp và các yếu tố vi chất để tăng cường quá trình tái tạo da, tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc bôi corticoid thường xuyên sẽ gây nhiều tác dụng phụ.

Thông người người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc dạng kem hoặc thuốc nước bôi ngoài da chứa các chất sau:

- Alpha hoặc beta-hydroxy acids (glycolic acid, lactic acid, salicylic acid)

- Urea ở nồng độ kê toa

- Thuốc retinoid như tretinoin hoặc tazarotene

- Nồng độ cao propylene glycol

Các thuốc này khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Điều trị bệnh vẩy cá bằng Đông y


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VẨY CÁ
Vị thuốc Phục linh

Đông y chia bệnh vẩy cá thành hai thể  khác nhau. Ở mỗi thể áp dụng bài thuốc điều trị phù hợp mang lại hiệu quả cao như sau:

Thể 1: Thể huyết hư, phong táo

Triệu chứng: Da vảy nến kèm theo choáng đầu, hoa mắt, mất ngủ, móng tay chân nhợt nhạt, miệng khô khát và uống nhiều nước...

- Thuốc uống trong: sinh địa 20g; bạch truật, phục linh mỗi thứ 10g; đương quy, bạch thược, hoàng kỳ mỗi thứ 12g; nhân sâm, quế chi mỗi thứ 8g; xuyên khung 6g và cam thảo 4g. Tất cả tạo thành vài thuốc đem sắc nước uống trong ngày.

- Thuốc rửa và bôi ngoài: lấy hạnh nhân đập vụn nấu nước để tắm (rửa), sau đó lấy hồ đào nghiền nhuyễn trộn với sữa tươi thành hỗn hợp bôi lên chỗ da bị bệnh.

Thể 2: Thể khí trệ huyết ứ

Triệu chứng: Da vảy nến kèm theo môi – móng tay chân tím tái, hay đau nhức, dễ cáu giận, miệng khô nhưng không muốn uống nước, mắt thâm, lưỡi có điểm ứ huyết…

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VẨY CÁ

- Thuốc uống trong: đào nhân 12g; hồng hoa, đương quy, sinh địa, ngưu tất mỗi thứ 9g; xuyên khung, cát cánh mỗi thứ 5g; xích thược, chỉ xác mỗi thứ 6g; sài hồ và cam thảo mỗi thứ 3g. Bài thuốc sắc nước uống trong ngày.

- Thuốc rửa và bôi ngoài: đào nhân 30g, quế chi 20g cà đại hoàng 15g đem nấu nước để tắm hoặc rửa cho vùng da bị bệnh. Sau đó, bôi cao đương quy lên chỗ da bị bệnh. Cao đương quy bao gồm: Đun sôi 60gr dầu vừng rồi cho 20gr đương quy vào đun cho đến khi quắt lại, vớt vỏ bã, cho 6gr hoàng lạp vào trộn đều.

Bên cạnh việc dùng thuốc chữa bệnh vẩy cá, các bạn cần chú ý kết hợp với thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học sẽ đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh. Theo đó bạn cần lưu ý một số điều cơ bản như sau:

- Tránh chà xát, kỳ cọ mạnh lên vùng da bệnh khi tắm.

- Vào mùa đông không nên tắm nước quá nóng và phải giữ ẩm cho da

- Không nên lạm dụng xà phòng vì càng tẩy hết lớp nhờn trên da vàng làm da thêm khô, căng dễ nứt nẻ, giảm sức đề kháng.

- Bổ sung vào thực đơn ăn uống nhiều loại rau quả tươi có tác dụng tăng cường độ ẩm cho da, tăng sức đề kháng. Bạn nên ăn nhiều rau quả như giá đỗ, cà chua, bắp cải, rau ngót, cam bưởi, đu đủ… để bổ sung nguồn vitamin cần thiết cho da.
Đọc thêm thông tin về bệnh vẩy nến, benh a sung

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
TRANG TIN KHOA HỌC VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA © 2012 | Designed by Canvas Art, in collaboration with Business Listings