HỎI ĐÁP VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA


Em đang có thai đựợc 4 tháng , bị mẩn ngứa và nổi những mụn nước . Em đi khám và bác sĩ bảo em bị viêm da cơ địa và cho dùng thuốc kẽm oxid . Em bôi thuốc nhưng không đỡ, vết thương ngày càng lan rông. Đến nay vết thương đã to bằng lòng bàn tay, sưng và tiết dịch liên tục không khô được . Em dùng hồ nước để bôi nhưng vết thương cũng không khô miêng. Em rất lo lắng vì đã 1 tháng nay vết thương của em liên tục chảy nước , em lại đang có thai . Em xin bác sĩ 1 lời khuyên

(Nguyen lan Huong)
Trả lời: 
Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng. Giai đoạn mạn tính thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh. Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

Điều trị
Điều trị viêm da cơ địa bao gồm 3 vấn đề cơ bản: chăm sóc da, xác định và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh và dùng thuốc chống viêm.
Chăm sóc da: trong viêm da cơ địa, da thường bị khô và khả năng bảo vệ của da bị giảm sút. Các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát trùng, hóa chất, khói thuốc lá, rượu, bia đều có thể càng làm da bị khô hơn, và do đó, nên tránh tiếp xúc. Có thể sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế. Sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo.

Xác định và tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh
Việc xác định các yếu tố này cần phải được thực hiện thông qua khai thác kỹ tiền sử của người bệnh và làm các thử nghiệm dị ứng tại các cơ sở chuyên khoa về dị ứng. Sau khi xác định được chính xác các yếu tố này, người thầy thuốc có thể đưa ra được những lời khuyên thích hợp cho người bệnh. Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh. Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà...  Những yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh thường gặp với viêm da cơ địa là thức ăn, bụi nhà, biểu bì, lông súc vật, nấm mốc, vi khuẩn tụ cầu vàng...

Trường hợp bôi thuốc lâu không khỏi, bạn nên đi khám lại, trường hợp bạn đang mang thai nên thận trọng trong việc sử dụng thuốc, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Chúc bạn mau khỏi.



3 nhận xét:

  1. Con bị bệnh này gần 10 năm chữa khắp nơi không khỏi rồi các bác ơi?

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Thị Thậplúc 05:52 8 tháng 12, 2012

    Tôi bị bệnh này đã chữa khỏi được ba năm rồi bạn nào quan tâm thì gọi cho bs lấy thuốc nhé 0915010608

    Trả lờiXóa
  3. Bạn nói chi tiết hơn cho mọi người biết được không Nguyễn Thị Thập...

    Trả lờiXóa

 
TRANG TIN KHOA HỌC VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA © 2012 | Designed by Canvas Art, in collaboration with Business Listings