Nhãn: , ,

CÁCH ĐIỀU TRỊ CƠ BẢN BỆNH ECZEMA


Eczema còn gọi là bệnh chàm – một bệnh da dị ứng mạn tính. Việc điều trị bệnh này đến nay vẫn là một điều khó khăn. Tuy nhiên, có thể hạn chế triệu chứng bằng cách kết hợp thuốc Tây và các liệu 
pháp dân gian. 


Eczema ở bụng

Tổn thương của benh eczema có các đặc trưng: khởi đầu trên bề mặt da sẩn đỏ, lấm tấm nhiều hạt nước nhỏ, người bệnh ngứa gãi nhiều; có thể chảy nước vàng do gãi, đóng vảy trên các tổn thương. Nếu bóc vảy, sẽ để lộ làn da bị đỏ, có nhiều vết xước, tổn thương này được gọi là “giếng chàm”. Bệnh có thể trở thành mạn tính, da dày lên, ngứa gãi nhiều. Nhiều trường hợp bội nhiễm gây viêm da mủ, hoặc nhiễm trùng ác tính, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Bệnh tiến triển từng đợt, kéo dài 1-2 năm.

Điều trị bệnh eczema còn là một vấn đề khó khăn. Phải tùy theo tuổi và tổn thương của bệnh mà có cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp eczema có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh penicilin, ampixyclin… và bôi các dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh metylen, milian… Khi tắm rửa, cần tránh dùng các chất gây kích thích như xà phòng giặt, chanh… Có thể dùng chè tươi, lá bàng tươi nấu lấy nước để tắm.

Để chống ngứa, nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng như sirô phenargan, sirô théralèn, chlorpheniramin… sử dụng theo chỉ dẫn.

Các thuốc mỡ chứa corticosteroid như flucina, cidermex… có thể sử dụng để bôi trên tổn thương eczema khô, không nên dùng để bôi trong các trường hợp eczema nhiễm khuẩn. Không nên bôi quá nhiều (diện tích rộng) vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc.

Để dự phòng bệnh eczema, tốt nhất là không nên tiếp xúc với các đồ vật, hóa chất có thể gây dị ứng; đặc biệt là ở những người có tiền sử dị ứng. Khi dùng các thuốc ngoài da, hóa mỹ phẩm, cần bôi thử một diện tích nhỏ trên da để thăm dò phản ứng.

BS Quách Tuấn Vinh (Sức Khỏe & Đời Sống)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
TRANG TIN KHOA HỌC VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA © 2012 | Designed by Canvas Art, in collaboration with Business Listings