ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÂY Y



Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố, nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân. Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.  

Eczema còn gọi là bệnh chàm - một bệnh da dị ứng mạn tính. Tổn thương của bệnh eczema có các đặc trưng: khởi đầu trên bề mặt da sẩn đỏ, lấm tấm nhiều hạt nước nhỏ, người bệnh ngứa gãi nhiều; có thể chảy nước vàng do gãi, đóng vảy trên các tổn thương. Nếu bóc vảy, sẽ để lộ làn da bị đỏ, có nhiều vết xước, tổn thương này được gọi là “giếng chàm”. Vẩy nến Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nam bị nhiều hơn nữ, trên da có những sẩn đỏ và vẩy dễ bong, màu trắng ánh bạc. Kích thước sẩn đỏ có thể nhỏ bằng hạt kê, móng tay, hay đồng xu, hoặc liên kết thành diện rộng to bằng bàn tay, sờ nắn vào hơi cộm, ranh giới rõ rệt, màu đỏ tươi ráo. Trên nền sẩn đỏ có vảy ánh bạc phủ thành nhiều lớp dễ bong thành lớp mỏng như khi ta cạo lên một vết nến nhỏ và mỏng.là một bệnh da mạn tính do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Ba loại bệnh này có những biểu hiện gần giống nhau và cũng có một số thuốc điều trị giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn.  

Trong trường hợp này, rất có thể bạn đã bị mắc bệnh viêm da cơ địa. Bạn nên giảm đường và muối trong giai đoạn cấp tính vì lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn cảm (dị ứng); còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên. - Kiêng những thức ăn, đồ uống có tính kích thích (như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt...) hoặc có nhiều đạm (như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa...). - Nên dùng nhiều thực phẩm giàu vitamine A, B, C và các thức ăn dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón (như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng...). - Trong trường hợp đang bị phù nề, rịn nước, nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp; uống ít nước. 

Các thuốc trong điều trị viêm da cơ địa: Glucocorticoid: bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc hai lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da... Những loại glucocorticoid có tác dụng mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng. Chiếu tia cực tím tại chỗ: được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố. Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể dùng thuốc Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm. Với loại thuốc này, dù cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng nhưng ít khi được sử dụng do bệnh thường tái phát mạnh hơn sau khi ngưng thuốc. Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi cắt.  

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
TRANG TIN KHOA HỌC VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA © 2012 | Designed by Canvas Art, in collaboration with Business Listings